Phái mạnh dễ bị lửa đảo
2 posters
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Phái mạnh dễ bị lửa đảo
Cánh
mày râu có khả năng "sập bẫy" các vụ lừa đảo kinh doanh và đầu tư cao
hơn nhiều so với phái yếu, cuộc nghiên cứu của Trung tâm Khiếu nại Tội
Phạm Internet (IC3) cho biết.
Bọn tội phạm
mạng có thể sẽ nhắm bắn nhiều hơn vào người dùng máy tính nam giới
trong thời gian tới, do số liệu thống kê cho thấy tỷ lệ thành công của
chúng "vượt trội" hơn hẳn.
Nếu như trung bình cứ mỗi một người
dùng nam giới bị mất khoảng 85 xu vào tay bọn lừa đảo, thì con số này
bên phía "chị em" chỉ là 50 xu mà thôi.
"Phái mạnh tỏ ra bất cẩn hơn trước những lời đề nghị đầu
tư - kinh doanh - hợp tác béo bở và hấp dẫn quá mức. Họ cũng mạo hiểm
và liều mạng hơn, trái ngược với sự thận trọng của phái yếu. Hệ quả là
tỷ lệ nạn nhân nam giới cũng cao hơn rất nhiều".
Căn cứ vào 260.000 lá đơn khiếu nại mà tổ chức này nhận được trong suốt năm 2007, IC3 khẳng định "cơ hội kiếm tiền hấp dẫn dường như là một miếng mồi quá ngon để cánh mày râu không thể cưỡng lại được".
Hơn
nữa, theo truyền thống, nam giới thường thích mua những món đồ đắt
tiền, có giá trị cao như đồ điện tử, máy tính... Chính vì thế, số tiền
mà họ bị mất cũng rất lớn.
Theo ước tính của IC3, số tiền
trung bình mà các nạn nhân bị mất do lừa đảo đầu tư trong năm 2007 đã
lên tới hơn 680 USD (xấp xỉ 1.100.000 VND).
"Một ngành công nghiệp mới?"
"Rõ ràng tội phạm mạng đang trở thành một ngành công nghiệp với tốc độ tăng trưởng cực cao", IC3 kết luận. "Tổng cộng, người dùng Internet đã mất cho chúng tới 239 triệu USD trong năm 2007, cao gấp 6 lần so với năm 2006. 239
triệu USD là một con số kỷ lục, phá vỡ mọi "đỉnh cao" trước đây. Nó cho
thấy bọn tội phạm ngày càng bành trướng hoạt động cả về tổ chức, quy mô
lẫn tinh vi hơn về hình thức lừa đảo. Điều đáng lo ngại là
bất chấp sự cảnh báo liên tục của giới truyền thông và các hãng bảo
mật, người dùng vẫn dễ dàng bị lừa. Đó là do sự bất cẩn, chủ quan của
họ, hay do bọn tội phạm đã quá ranh ma?".
Theo IC3, Mỹ là
quốc gia có số lượng tội phạm mạng đông nhất, chiếm 63,2% số đơn khiếu
nại. Kế đến là Anh (15,3%) và Nigeria (5,7%).
Email vẫn là
phương tiện thông dụng nhất để bọn tội phạm liên hệ với nạn nhân (chiếm
73,6%), kế đến là trang Web (32,7%), danh bạ điện thoại (18%) và thư
gửi qua đường bưu điện (10,1%).
Hình thức lừa đảo phổ biến
nhất cho tới nay vẫn là lừa bán đấu giá (35,7%) hoặc không giao hàng
cho người mua (24,9%). Ngoài ra, các hình thức lừa đảo số thẻ tín
dụng/thẻ ghi nợ, trộm danh tính, tống tiền... cũng chiếm một tỷ lệ khá
cao
mày râu có khả năng "sập bẫy" các vụ lừa đảo kinh doanh và đầu tư cao
hơn nhiều so với phái yếu, cuộc nghiên cứu của Trung tâm Khiếu nại Tội
Phạm Internet (IC3) cho biết.
Bọn tội phạm
mạng có thể sẽ nhắm bắn nhiều hơn vào người dùng máy tính nam giới
trong thời gian tới, do số liệu thống kê cho thấy tỷ lệ thành công của
chúng "vượt trội" hơn hẳn.
Nếu như trung bình cứ mỗi một người
dùng nam giới bị mất khoảng 85 xu vào tay bọn lừa đảo, thì con số này
bên phía "chị em" chỉ là 50 xu mà thôi.
Nguồn: SecurityLabs |
tư - kinh doanh - hợp tác béo bở và hấp dẫn quá mức. Họ cũng mạo hiểm
và liều mạng hơn, trái ngược với sự thận trọng của phái yếu. Hệ quả là
tỷ lệ nạn nhân nam giới cũng cao hơn rất nhiều".
Căn cứ vào 260.000 lá đơn khiếu nại mà tổ chức này nhận được trong suốt năm 2007, IC3 khẳng định "cơ hội kiếm tiền hấp dẫn dường như là một miếng mồi quá ngon để cánh mày râu không thể cưỡng lại được".
Hơn
nữa, theo truyền thống, nam giới thường thích mua những món đồ đắt
tiền, có giá trị cao như đồ điện tử, máy tính... Chính vì thế, số tiền
mà họ bị mất cũng rất lớn.
Theo ước tính của IC3, số tiền
trung bình mà các nạn nhân bị mất do lừa đảo đầu tư trong năm 2007 đã
lên tới hơn 680 USD (xấp xỉ 1.100.000 VND).
"Một ngành công nghiệp mới?"
"Rõ ràng tội phạm mạng đang trở thành một ngành công nghiệp với tốc độ tăng trưởng cực cao", IC3 kết luận. "Tổng cộng, người dùng Internet đã mất cho chúng tới 239 triệu USD trong năm 2007, cao gấp 6 lần so với năm 2006. 239
triệu USD là một con số kỷ lục, phá vỡ mọi "đỉnh cao" trước đây. Nó cho
thấy bọn tội phạm ngày càng bành trướng hoạt động cả về tổ chức, quy mô
lẫn tinh vi hơn về hình thức lừa đảo. Điều đáng lo ngại là
bất chấp sự cảnh báo liên tục của giới truyền thông và các hãng bảo
mật, người dùng vẫn dễ dàng bị lừa. Đó là do sự bất cẩn, chủ quan của
họ, hay do bọn tội phạm đã quá ranh ma?".
Theo IC3, Mỹ là
quốc gia có số lượng tội phạm mạng đông nhất, chiếm 63,2% số đơn khiếu
nại. Kế đến là Anh (15,3%) và Nigeria (5,7%).
Email vẫn là
phương tiện thông dụng nhất để bọn tội phạm liên hệ với nạn nhân (chiếm
73,6%), kế đến là trang Web (32,7%), danh bạ điện thoại (18%) và thư
gửi qua đường bưu điện (10,1%).
Hình thức lừa đảo phổ biến
nhất cho tới nay vẫn là lừa bán đấu giá (35,7%) hoặc không giao hàng
cho người mua (24,9%). Ngoài ra, các hình thức lừa đảo số thẻ tín
dụng/thẻ ghi nợ, trộm danh tính, tống tiền... cũng chiếm một tỷ lệ khá
cao
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết